Tìm kiếm

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP KHI LUYỆN NÓI TIẾNG ANH

Bạn chưa hài lòng về khả năng speaking của mình? Có thể bạn đang gặp phải một (hoặc vài) vấn đề khác nhau làm cho khả năng speaking của bạn bị hạn chế. Việc nhận ra và và phát hiện chính xác các yếu điểm của mình là vô dùng quan trọng để các bạn tìm được cách khắc phục lỗi.
Đối với các bạn chưa chắc chắn về trình độ của mình có thể đăng ký kiểm tra trình độ Tiếng Anh miễn phí Có kết quả ngay sau khi thi và được hỗ trợ tư vấn miễn phí về việc nâng cao trình độ Tiếng Anh của bản thân.Nếu thích các bạn có thể học thử các lớp học Tiếng Anh với người nước ngoài tại RES và nếu cảm thấy hài lòng có thể thanh toán học phí và đăng ký học chính thức. RES cam kết nếu sau khóa học bạn không hài lòng có thể học lại miễn phí.
Dưới đây là một vài lỗi thường gặp nhất trong tiếng Anh mà đa phần người học hay gặp phải đó là:
1. Quá chú trọng vào Ngữ pháp và cố gắng sử dụng Ngữ pháp phức tạp
Tất nhiên nếu như bạn nói sai về ngữ pháp thì có thể sẽ khiến người nghe rất khó để có thể hiểu được nội dung, thậm chí hiểu sai nghĩa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn không nên quá chú trọng ngữ pháp và làm cho nó nhiều khi trở nên phức tạp không cần thiết và càng dễ mắc lỗi.
Vì vậy, ngữ pháp trong phần speaking ko cần phải quá phức tạp. Nếu các bạn nghe nhiều các chương trình truyền hình tiếng Anh trên các kênh quốc tế, các bạn sẽ thấy họ sử dụng cấu trúc câu rất đơn giản. Nếu họ sử dụng cấu trúc phức tạp thì bạn đã chẳng thể hiểu họ nói gì.
Vì vậy, với môn Speaking, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp như đảo ngữ, noun phrase, vv làm gì, hãy để dành kiến thức đó cho Writing bởi vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi cố gắng dùng những cấu trúc này. Tóm lại, các bạn chỉ thực hiện những điều sau đây để đạt điểm tối đa trong phần ngữ pháp:

Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.
Để tạo complex sentence, chỉ cần dùng các từ nối and, but, however, vv để nối các câu simple sentences ấy lại với nhau.
Dùng thêm relative clause (who, whose, that, which, whom), mệnh đề If
Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: Simple Present, Past, Future, Present Perfect, lâu lâu có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)
Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm "s" ra.

2. Từ vựng sai
Nếu như vốn từ của bạn chưa nhiều thì đừng quá cố gắng sử dụng thật nhiều từ có thể và luôn tìm nhiều từ thật “academic” để diễn đạt. Cách tốt nhất là bạn hãy trau truốt với những từ đã biết trước, chỉ đến khi thành thạo mới tìm những từ tương đương khác để tạo sự phong phú trong cách diễn đạt, tuy nhiên nên nhớ chính các từ các khó không phải bối cảnh nào cũng sử dụng được.
Ngoài ra, cách tốt nhất để tăng vốn từ đó là tự tạo cho mình một môi trường giao tiếp với tiếng Anh thường xuyên để nhớ từ và học từ mới như tham gia clb, lớp học thêm, xem film tiếng Anh … Cách này tốt và có hiệu quả hơn trăm lần so với việc bạn cứ lôi từ điển ra tự học những từ mới mà chẳng biết đến khi nào mới có cơ hội dùng đến nó.

3. Phát âm không chuẩn
Ko thể ko khẳng định tầm quan trọng của Pronunciation trong môn Speaking bởi vì nếu bạn phát âm sai, hiển nhiên người nghe sẽ ko hiểu được nội dung bạn nói. Một số lỗi phát âm thường gặp ở người Việt Nam:

Không phát âm "ending sound". Vd: bạn muốn nói "white hair" nhưng ko có "ending sound", ngta sẽ nghe nhầm thành "why hair". Nhiều bạn cũng thường quên phát âm "s".
Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu thì giám khảo sẽ pó tay chịu chết, ko nghe được.
Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ ngang phè phè, ko nhấn mạnh một từ nào thì giám khảo cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao.

4. Không có sự liền mạch khi nói (Coherence)
Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:

Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.
Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic
Sử dụng các linking words and phrases để nối các câu, nối ý chính với ý phụ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho giám khảo một dấu hiệu rõ ràng.
Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,...
5. Không kiểm soát đươc tốc độ nói
Nói càng nhanh càng tốt? Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, trừ phi bạn đã thực sự có thể nói chính xác và hay như người bản ngữ thì bạn KHÔNG NÊN nói nhanh. Nói nhanh sẽ làm bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu kế tiếp và mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm.
Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Tuy nhiên, nói chậm rãi không đồng nghĩa với nói quá chậm, ê a từng chữ nhé.

Nguồn: http://www.webketoan.vn/forum/threads/184079-Mot-so-loi-thuong-gap-khi-luyen-noi-tieng-anh

Kinh nghiệm để nói tiếng anh thật nhanh và chuẩn

Nói được coi là kĩ năng “khoai” nhất trong 4 kĩ năng của tiếng Anh. Hãy tham khảo một số bí kíp của chúng tớ để có thể luyện tiếng Anh cực siêu và chuẩn nhé!

Phát âm thật chuẩn
Rèn phát âm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định việc nói tiếng Anh của bạn có hay và chuẩn xác hay không. Phát âm sai chẳng khác gì nói sai chính tả, sẽ làm cho người đối thoại nhầm lẫn hoặc không thể hiểu được nội dung mà bạn đang nói. Phát âm theo thói quen hay theo một số thầy cô dạy không chính xác khiến nhiều teen nhầm lẫn và phát âm sai.
Để chỉnh lại phần phát âm của mình, teen có thể tham khảo phần phát âm được đính kèm các bộ từ điển nổi tiếng như: Oxford, Cambridge, Longman… hoặc tìm kiếm trên Youtube có rất nhiều video hướng dẫn cách đặt lưỡi, chỉnh môi… một cách trực quan, dễ hiểu, giúp bạn có thể “nói chuẩn tiếng Anh như người bản ngữ”. Trước mỗi từ mới mà bạn không chắc chắn về cách phát âm, hãy kiểm tra cách phát âm trong từ điển, để đảm bảo rằng việc phát âm của bạn là hoàn toàn chính xác và tránh sai sót sau này.







Hãy tự nói chuyện với mình
Một cản trở khiến trình độ nói tiếng Anh của teen mãi chẳng thể tiến bộ là do “lười” thực hành. Đa phần lý do là “ngại”, sợ nói không hay, sợ nói nhầm sẽ bị chê cười. Vì ngại nên teen cứ thu mình lại, chẳng để cho vốn kiến thức của mình được thể hiện, đến khi cần nói lại thành ra “tậm tịt” mãi chẳng nói được từ nào do phản xạ kém, không thể đối thoại trơn tru được.
Phương án cực hay giành cho những teen hay “xấu hổ”, nếu bạn không muốn trực tiếp nói chuyện với người khác, tại sao bạn không thử nói chuyện với chính mình nhỉ? Đứng trước gương, thế là thành 2 người rồi, hãy tập từ những đoạn hội thoại xã giao đơn giản. Sau đó, thực hành với những chủ đề phức tạp hơn tới khi bạn có thể nói một cách tự nhiên nhất. Ban đầu, có thể sẽ có một chút ngại ngần khi bạn không quen nói chuyện một mình như vậy nhưng khi đã bắt nhịp và quen thuộc rồi, chắc chắn bạn sẽ thực sự bất ngờ về sự tiến bộ của mình đó.


Lên kế hoạch cho việc luyện nói


Bất cứ một công việc nào nếu không có được một kế hoạch tốt sẽ rất khó khăn để đi tới mục đích đã đặt ra trước đó, đi tới thành công. Việc học hành cũng vậy, bạn đặt ra một mục tiêu nhưng cứ để thời gian trôi đi và mục tiêu vẫn ở đó chưa thể thực hiện được do bạn chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Đừng lãng phí thời gian của bạn, hãy lên kế hoạch luyện nói tiếng Anh ngay từ bây giờ.
Giành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để học tiếng Anh trong vòng 6 - 12 tháng sẽ tốt hơn là học theo hứng thú hay sở thích sẽ khiến bạn dễ nãn và bỏ đi làm việc khác. Chăm chỉ cũng là một yếu tố quan trọng, bạn phải rèn luyện rất nhiều nếu thực sự mong muốn có thể nói tiếng Anh thật chuẩn. Một kế hoạch học đúng đắn sẽ giúp vốn tiếng Anh của bạn được cải thiện một cách rõ rệt!

Tập hát và xem thật nhiều phim
Một bí kíp cực hay của các bạn teen giỏi tiếng Anh là: Nghe nhạc, hát và xem thật nhiều phim có phụ đề tiếng Anh. Đừng nghĩ rằng các bạn ý giải trí sau giờ học tiếng Anh nhé, các bạn ý đang rèn luyện kĩ năng Nghe - Nói của mình đấy.
Nghe và bắt chước hát theo nhạc sẽ giúp bạn chỉnh phát âm một cách tự nhiên nhất mà lại cực dễ nhớ nữa chứ. Gì chứ bài hát mình yêu thích thì dĩ nhiên phải thuộc nằm lòng rồi. Rủ bạn bè cùng xem một bộ phim teen đang “hot” một cách xả xì trét vô cùng hiệu quả mà lại học được biết bao nhiêu từ vựng, thành ngữ, tiếng lóng… rất khó để học thuộc lòng, quả là một công đôi, ba việc tiện lợi quá phải không teen? Tuy nhiên, đừng quá mê phim và nghe nhạc thả ga mà quên mất “công đoạn” thực hành vô cùng quan trọng đấy nhé.
Bạn sẵn sàng để có thể nói tiếng Anh thật hay như người bản ngữ chưa nào! Hãy bắt tay vào thực hiện cùng chúng tớ nhé!

Nguồn:  http://kinhnghiemmua.com/threads/kinh-nghiem-de-noi-tieng-anh-that-nhanh-va-chuan.656/

TÌM HIỂU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TRONG CÁCH PHÁT ÂM TIẾNG ANH GÂY KHÓ KHĂN CHO NGƯỜI VIỆT

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Cách làm bài văn nghị luận xã hội

A/Điểm chung
I/Loại: Cả 3 dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội.

II/Thao tác: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận.

1/Giải thích

a/Mục đích: Hiểu

b/Các bước:

-Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...

Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ.

-Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO.

-Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào.

Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO.

**Lưu ý:

-Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. -Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc.

2/Chứng minh

a/Mục đích: Tin

b/Các bước:

-Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

-Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.

3/Bình luận

a/Mục đích: Đồng tình

b/Các bước:

- Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận.

- Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn.

- Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.

B/Nét riêng

I.Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài:

-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).

-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).

-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).

-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).

3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

-Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (hiểu vấn đề cần nghị luận là gì).

-Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.

-Nêu ý nghĩa của vấn đề (bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí).

4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:

- Tình thương là hạnh phúc của con người.

- “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”

Ý kiến trên của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản thân?

- Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

- Suy nghĩ của em về triết lí sau: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm học cách làm cần câu và cách câu cá”.

- Trả lời câu hỏi điều tra của nhà bác học Hantơn, nhà bác học Đacuyn nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau: “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng cách tự học.”

Bình luận câu nói trên. Anh, chị có suy nghĩ gì về con đường học tập sắp tới của mình?

- “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của nguời bạn, người anh em, của bố mẹ mình hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính.”

Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên của nhà sư phạm Xukhômlinxki.

- Bình luận danh ngôn: “Tiền mua được tất cả, trừ hạnh phúc.”

- Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhân dịp Tết 1946, Bác Hồ viết:

“Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội.”

Hãy giải thích và nêu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.

- Giải thích câu nói của Gorki: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.”

- Đồng chí Lê Duẩn có nói: “Cái gốc của đạo đức, của luân lí là lòng nhân ái.”

Em hiểu câu nói đó như thế nào?

- Nhà thơ Pháp La Phôngten (La Fontaine) có nói :

« Tính ích kỉ là thuốc độc giết chết tình bạn. »

Hãy bình luận câu nói trên.

- Suy nghĩ của em về câu danh ngôn: “Một người bạn chân thành là một người bạn tốt”.

- Một nhà giáo dục đã nêu một quan niệm như sau:

Con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.

Trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.

-Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

- Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:

“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.” (Nguyễn Bá Học)

- Phải chăng, “Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi.”?

- “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.” (Lép Tôn-xtôi)

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình.

- Phải chăng “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là bạn để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống.”? (Noóc-man Ku-sin, theo “Những vòng tay âu yếm – NXB Trẻ, 2003).

- Tiền tài và hạnh phúc.

- “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ.”
Anh, chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó?

II/Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống

1/Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt cần được nhìn nhận thêm.

-Chấp hành luật giao thông ở nông thôn.

-Hiến máu nhân đạo

-Nạn bạo hành trong giao đình

-Phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi

-Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn

-Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng

-Những tấm gương người tốt việc tốt

-Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi

-Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ

-...

**Lưu ý:

Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ như dạng bài NLVMTT, ĐL để dễ nhận diện:

-Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...).

-Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...).

-Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...).

-Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...).


3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

-Nêu rõ hiện tượng.

-Nêu nguyên nhân. Phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại.

-Bày tỏ thái độ, ý kiến về hiện tượng xã hội đó.

4.Một số đề tham khảo:

- Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

- Về hiện tượng ngày càng có nhiều người rời bỏ quê hương để đổ xô về các thành phố lớn.

- Về hiện tượng nhiều người trong lớp trẻ hôm nay lạnh nhạt với âm nhạc truyền thống.

III/Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học

1.Loại: Thuộc loại bài nghị luận xã hội.

2.Đề tài:

Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, *Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học.

3.Về cấu trúc triển khai tổng quát:

a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).

b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện).

4.Một số đề tham khảo từ sách chuẩn và nâng cao:

-Từ đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và với mọi người.

-Đọc văn bản “Hoa hồng tặng mẹ”:

...

...

Nêu suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ”.

-

“Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.

Ông ơi, ông vớt tôi nao!

Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước **c, đau lòng cò con”

Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam.

-Từ tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của nhà văn Ma Văn Kháng, hãy bàn về mối quan hệ giữa gia đình và xã hội.

-Từ truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nghĩ thêm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

Tham khảo một số đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội (Phần 1)

Tham khảo một số đoạn văn nghị luận về vấn đề xã hội (Phần 2)

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Tài liệu học tiếng anh giao tiếp hàng ngày

Link download tài liệu học tiếng anh giao tiếp:
Down xong nhớ Thank nha  


http://www.ziddu.com...nvan_1.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_1.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_2.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_2.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_3.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_3.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_4.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_4.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_5.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_5.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_6.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_6.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_7.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_7.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_8.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_8.mp3.html
http://www.ziddu.com...nvan_9.pdf.html
http://www.ziddu.com...efa1_9.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_10.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_10.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_11.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_11.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_12.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_12.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_13.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_13.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_14.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_14.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_15.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_15.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_16.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_16.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_17.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_17.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_18.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_18.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_19.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_19.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_20.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_20.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_21.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_21.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_22.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_22.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_23.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_23.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_24.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_24.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_25.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_25.mp3.html
http://www.ziddu.com...van_26.pdf.html
http://www.ziddu.com...fa1_26.mp3.html

Nguồn:  http://forum.petalia.org/topic/53819-tai-lieu-hoc-tieng-anh-giao-tiep-hang-ngay/

80 tình huống giao tiếp tiếng anh (MP3) [ Free Download ]

Việc học tiếng anh thì các tình huống giao tiếp là rất quan trọng. Nắm được những tình huống giao tiếp hàng ngày thì sẽ giúp chúng ta tự tin hơn khi giao tiếp với người nươc ngoài. Mình vừa sưu tầm được một bộ 80 tình huống giao tiếp tiếng anh ở dạng MP3, mình rất muốn chia sẻ cùng các bạn.

Mình mong rằng với bộ CD này thì việc giao tiếp tiếng anh của các bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Các bạn có thể tải theo liên kết sau:

http://www.mediafire.com/download.php?hoxytm4omyz

http://www.mediafire.com/download.php?nmwhkgie4wn

http://www.mediafire.com/download.php?wjndoymjkuj

http://www.mediafire.com/download.php?k2zne1uqiyo

 Nguồn: http://kenhsinhvien.net/forum/topic/4937-80-tinh-huong-giao-tiep-tieng-anh-mp3/

Học Tiếng Anh qua "BBC Learning English"

Học Tiếng Anh qua BBC Learning English...
...tại trang Web:
http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/


Các bài luyện nghe - Luyện nói Tiếng Anh [ Free Download ]

Downloads

Download

PLEASE NOTE:There is currently an issue downloading our files with Internet Explorer 8. When right-clicking the 'Save target as...' link does not appear. We are working to fix this problem as soon as possible but in the meantime there is something you can do to make 'Save target as ...' appear.
To the right of the address bar is a button for 'Compatibility mode'. If you select this, then go back to the download link and right-click, you should now see 'Save target as ...' and you will be able to download the file.

File types

download pdf iconpdf scripts/transcripts etc To view and print these files you may need to download and install the free Adobe Reader software.

download mp3  icondownload  iconmp3 audio These files can be played with software included with your system such as Windows Media Player, QuickTime or iTunes.

download mp4  icondownload  icon mp4 video These files can be played with software included with your system such as Windows Media Player or QuickTime.

How to download

Put the mouse cursor on the link for the file to be downloaded. Right click (control + click for Mac users) then, depending on your browser select:
  • Save target as (Internet Explorer PC)
  • Download link to disk (Internet Explorer Mac)
  • Save link as (Firefox)
  • Save Linked File As (Netscape / Safari)
You will then be prompted to choose where you want to save the file.

Using our downloads

You may not copy, reproduce, edit, adapt, alter, republish, post, broadcast, transmit, make available to the public, or otherwise use audio, video or other material downloaded from BBC Learning English in any way except for your own personal or educational non-commercial use.

You may not use the files for the purpose of promoting, advertising, endorsing or implying a connection with you (or any third party) and the BBC, its agents or employees.

The BBC will not be liable for any loss or damage which you may suffer as a result of or connected with the download or use of this file.
What this meansIf you are a teacher you may copy audio, video and documents to use in your class but you may not make any charge for this material and you may not make the material available through any other website or publication.

Nguồn:  http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/081222_download.shtml

5 qui tắc "Nói" mà bạn cần biết!

1. Không học ngữ pháp 
Qui tắc này có vẻ lạ với nhiều sinh viên ESL, nhưng nó là một trong những qui tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn học ngữ pháp. Nhưng nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng Anh mà không học ngữ pháp.

Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên ESL biết ngữ pháp hơn người bản ngữ. Với kinh nghiệm tôi có thể tự tin nói điều này. Tôi là một người nói Tiếng Anh bản địa, chuyên ngành Văn học Tiếng Anh, và đã dạy Tiếng Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên, nhiều sinh viên của tôi biết nhiều chi tiết về ngữ pháp Tiếng Anh hơn cả tôi. Tôi có thể dễ dàng tìm định nghĩa và áp dụng nó, nhưng tôi không hề biết nó.

Tôi thường hay hỏi bạn bè bản xứ của tôi nhiều câu hỏi ngữ pháp, và chỉ một ít trong số họ biết câu trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo Tiếng Anh và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp rất hiệu quả.

Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa của một động từ nguyên nhân, hay là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông thạo?




2. Tìm hiểu và nghiên cứu 
Cụm Từ Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành một câu có nghĩa. Tôi rất kinh ngạc khi có nhiều từ sinh viên của tôi biết, nhưng chúng không tạo thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau. Cũng vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ.

Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1 Cụm từ, bạn có thể làm đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn biết chỉ 1000 Cụm từ thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa.

Phần Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản là một ví dụ điển hình của việc sử dụng một cụm từ mà có thể tạo ra rất nhiều câu. Vì thế đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng thời gian đó để học Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh.

Đừng dịch

Khi bạn muốn tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu làm thế. Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra.

Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố gắn kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành câu Tiếng Anh là không được và bạn nên tránh làm điều này.


3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe! 
Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi mới viết.

Vấn đề đầu tiên
Bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết, sau đó nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó. Vì vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên ESL sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.

Vấn đề thứ hai
Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.


4. "Tiếng Anh hóa" bạn 
Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn ngữ.

Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. ở nước bạn, bạn nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh bạn. "Tiếng Anh hóa" bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

Hiện nay bạn đã có thể tải về TalkEnglish Offline Version. Trong gói này, bạn có thể sử dụng hơn 8000 file âm thanh để học Tiếng Anh một cách thuận tiện nhất. Có hơn 13.5 giờ của các file âm thanh mà không thể truy cập được trên web. Tất cả các đoạn hội thoại và các câu đều có sẵn, vì thế ngay cả khi bạn không có những người bạn khác để học Tiếng Anh cùng, bạn vẫn có thể học một mình sử dụng máy nghe nhạc MP3 của bạn. Gói bài học này bạn có thể tải về tại English Download. Hãy nhanh chân đón lấy cơ hội này và bắt đầu học Tiếng Anh một cách nhanh hơn. Click vào đường link này hoặc gõ vào trình duyệt english-download.aspx.


5. Học đúng tài liệu 
Một cụm từ không đúng là: "Practice makes perfect". Nó không đúng. Luyện tập chỉ làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu sai, bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người.

Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ nói đó trang trọng hơn và nội dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường ngày. Hiểu những gì người ta đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ bản của Tiếng Anh là quan trọng hơn nhiều.

Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt hại. Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với người không phải bản xứ. Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn có thể có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai. Nhưng có thể bắt chước những thói quen xấu từ người khác nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì thế sử dụng thời gian đó để luyện tập những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một câu.

Tóm lại, học tài liệu Tiếng Anh mà bạn tin tưởng, thường được sử dụng và đúng.

Tóm tắt
Có nhiều qui tắc giúp bạn đạt được mục đích nói Tiếng Anh thông thạo. Tất cả bài dạy và bài học trên TalkEnglish.com đều tuân theo nguyên tắc đó vì thế bạn sẽ có công cụ bạn cần để đạt được mục tiêu của bạn ngay tại đây, TalkEnglish.com.

Nguồn: http://vi.talkenglish.com/ExtraLessons/SpeakingRules.aspx

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản - Phần III

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản III dành cho người mới học luyện Nói Tiếng Anh cần giúp đỡ để hiểu được các điều căn bản của việc luyện nói Tiếng Anh. Chúng tôi sẽ chỉ sử dụng các cụm từ và các cách diễn tả đơn giản để giúp bạn luyện nói Tiếng Anh.

Phần ba này chứa 30 bài học kế tiếp. Hãy cứ tiếp tục luyện tập cho đến khi bạn hoàn toàn hiểu được từng bài học.

1. How often do you
2. Do you want me to + (verb)
3. What do you think about (verb-ing)
4. Why don't we + (verb)
5. It's too bad that
6. You could have + (past participle)
7. If I were you, I would + (verb)
8. It's gonna be + (adjective)
9. It looks like + (noun)
10. That's why + (subject + verb)
11. It's time to + (verb)
12. The point is that + (subject + verb)
13. How was + (noun)
14. How about + (verb-ing)
15. What if + (subject + verb)
16. How much does it cost to + (verb)
17. How come + (subject + verb)
18. What are the chances of + (verb-ing)
19. There is something wrong with + (noun)
20. Let's not + (verb)
21. Let's say that + (subject + verb)
22. There's no need to + (verb)
23. It takes + (time) + to + (verb)
24. Please make sure that + (subject + verb)
25. Here's to + (noun)
26. It's no use + (verb-ing)
27. There's no way + (subject + verb)
28. It's very kind of you to + (verb)
29. There's nothing + (subject) + can + (verb)
30. Rumor has it that + (subject + verb)

Nguồn:  http://vi.talkenglish.com/Speaking/Basics/Speaking_Basics_III.aspx

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản - Phần II

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản II dành cho người mới học luyện Nói Tiếng Anh cần giúp đỡ để hiểu được các điều căn bản của việc luyện nói Tiếng Anh. Chúng tôi sẽ chỉ sử dụng các cụm từ và các cách diễn tả đơn giản để giúp bạn luyện nói Tiếng Anh.

Phần hai này chứa 30 bài học kế tiếp. Nếu thấy bài nào quá dễ, bạn có thể chuyển sang bài học khác.

1. I'm calling to + (verb)
2. I'm working on + (noun)
3. I'm sorry to + (verb)
4. I'm thinking of + (verb-ing)
5. I'll help you + (verb)
6. I'm dying to + (verb)
7. It's my turn to + (verb)
8. It's hard for me to + (verb)
9. I'm having a hard time + (verb-ing)
10. I think I should + (verb)
11. I've heard that + (subject + verb)
12. It occurred to me that (subject + verb)
13. Let me + (verb)
14. Thank you for
15. Can I + (verb)
16. Can I get + (noun)
17. I'm not sure if (subject + verb)
18. Do you mind if I + (verb)
19. I don't know what to + (verb)
20. I should have + (past participle)
21. I wish I could + (verb)
22. You should + (verb)
23. You're supposed to + (verb)
24. You seem + (adjective)
25. You'd better + (verb)
26. Are you into + (noun)
27. Are you trying to + (verb)
28. Please + (verb)
29. Don't + (verb)
30. Do you like

Nguồn:  http://vi.talkenglish.com/Speaking/Basics/Speaking_Basics_II.aspx

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản - Phần I

Các bài học luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản dành cho người mới học Tiếng Anh cần giúp đỡ để hiểu được các điều căn bản của việc luyện nói Tiếng Anh. Chúng tôi sẽ chỉ sử dụng các cụm từ và các cách diễn tả đơn giản để giúp bạn luyện nói Tiếng Anh.

Phần đầu tiên này chứa 30 bài học đầu tiên. Học lần lượt từng bài một cho đến khi bạn quen thuộc từng câu.

1. Basic usage of 'I'm'
2. Variations of 'I'm in/at/on'
3. I'm good at
4. I'm + (verb)
5. I'm getting
6. I'm trying + (verb)
7. I'm gonna + (verb)
8. I have + (noun)
9. I have + (past participle)
10. I used to + (verb)
11. I have to + (verb)
12. I wanna + (verb)
13. I gotta + (verb)
14. I would like to + (verb)
15. I plan to + (verb)
16. I've decided to + (verb)
17. I was about to + (verb)
18. I didn't mean to + (verb)
19. I don't have time to + (verb)
20. I promise not to + (verb)
21. I'd rather + (verb)
22. I feel like + (verb-ing)
23. I can't help + (verb-ing)
24. I was busy + (verb-ing)
25. I'm not used to + (verb-ing)
26. I want you to + (verb)
27. I'm here to + (verb)
28. I have something + (verb)
29. I'm looking foward to

Nguồn:  http://vi.talkenglish.com/Speaking/Basics/Speaking_Basics_I.aspx

Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản

Phần này dành cho người mới học nói Tiếng Anh cần giúp đỡ để hiểu được các điều căn bản của việc luyện nói Tiếng Anh. Chúng tôi sẽ chỉ sử dụng các cụm từ và các cách diễn tả đơn giản để giúp bạn luyện nói Tiếng Anh.

Hiện tại có hơn 90 bài học với hơn 900 file âm thanh trong phần Luyện Nói Tiếng Anh Căn Bản. Khi bạn đã quen thuộc Tiếng Anh căn bản, bạn có thể chuyển sang các chuyên đề khác ví dụ như Các Bài Học Tiếng Anh Thông Dụng

English Speaking Basics I
English Speaking Basics II
English Speaking Basics III

Nguồn: http://vi.talkenglish.com/Speaking/listbasics.aspx

12 thì trong Tiếng Anh

12 thì trong Tiếng Anh: cấu trúc và cách sử dụng 12 thì cơ bản trong Tiếng Anh: Hành động trong thì quá khứ tiếp diễn có thể đã hoặc có thể là chưa kết thúc.

12 thì cơ bản trong tiếng Anh bao gồm:




The past

The present

The future

Simple past Simple present Simple future
Past continuous Present perfect Future perfect
Pas perfect continuous Present continuous Future continuous
Past perfect Present perfect continuous Future perfect continuous


Nguyên tắc chung cuả thì tiếp diễn: Diễn tả một hành động đang xảy ra tạI một thờI điểm noà đó (nhấn mạnh sự tiếp diễn);hoặc Để nhấn mạnh sự kéo dài cuả một hành động nào đó
 
The Past Tense
1) Simple past (thì quá khứ đơn ): [S + V2 ]
a. Chức năng:

(Dùng khi hành động bắt đầu và kết thúc có thời gian xác định. )
Diễn tả 1 hành động đã kết thúc tạI một thờI điểm xác định hay 1 thờI gian đặc biệt trong quá khứ.

Ví dụ: He broke up his love on December 25, 2007.
Xảy ra tạI một thờI kỳ (khoảng thờI gian ) xác định trong qúa khứ

Ví dụ: They fell in love with together in the Autumn 2007.
Diễn tả một chuỗI hành động

Ví dụ: Yesterday, he got up late. In addition, He forgot about his wallet and his house key at home. Therefore, hewalked to school.
Diễn tả những hành động xảy ra đồng thờI

Ex: He left the room as I entered it.
Diễn tả một thói quen trong quá khứ dùng vớI “used to” hoặc “would”

Ví dụ: When I was a child, I used to taking a shower twice a week.

Ví dụ: When I was a child, I would take a shower twice a week.
Diễn tả một sự thật trong quá khứ.

Ví dụ: Hàn Mạc Tử died of leprosy.
Hành động hoặc trạng thái có thể xảy ra một lần hoặc lặp đi lặp lại.



Ví dụ: She send many letters to her boy friend every day.







b. Các công thức khác:
Used to + Vbare = đã từng …

Ví dụ: When I was 14 years old, I used to swim 100 meter per a minute.
Be used to + V_ing/ Noun = quen vớI …

Ví dụ: He is used to chatting with his friends everyday.
Get used to + V_ing/ Noun = quen (dần ) vớI …

Ví dụ: He got used to his new life.
Be used for + V_ing = được dùng để …

Ví dụ: A knife is used for cutting (a food, vegetable, meat, … ) by cooker.
Be used to + Vbare = được dùng để …

Ví dụ: This is the knife which was used to kill this woman.
Use to = not … any more = no longer

Ex: He used to smoke 10 cigarette a day = He no longer smokes 10 cigarette a day = He does not smoke 10 cigaretteanymore.
2) Past continuous (quá khứ tiếp diễn ): [S + was/were + V_ing ]
Chức năng:
Diễn tả hành động xảy ra tạm thờI

Ví dụ: I often go to school by bus, but this morning, I was going to school by taxi.
Diễn tả hành động đang xảy ra hoặc đã dừng lạI và đã bắt đầu lập lại.

Ex: They were working on the project for two years.
Dùng always trong quá khứ tiếp diễn để diễn tả sự tức giận về một hành động xảy ra trong quá khứ (bày tỏ cảm giác vớI sự việc đang diễn ra trong quá khứ )

Ex: He was always making elementary mistake.
Diễn tả một hành động đang xảy ra tạI một thơì điểm cụ thể trong quá khứ

Ví dụ: Last night, at 8:00, he was watching TV.
Diễn tả một hành động đang xảy ra tạI một khoảng thờI gian xác định trong quá khứ.

Ví dụ: He couldn’t kill that person. He and I were staying with together through the night.
Dùng để diễn tả bốI cảnh cuả một câu chuyện (thường được dùng ở đầu câu chuyện ).

Các cụm từ chỉ thờI gian (Time expressions with the simple past ): yesterday, the day before yesterday, this morning, this afternoon, last night, last week, last month, last year, recently, a few, several, many years ago, a long time ago, a while ago, how long ago, just now, in + time, …

Lưu ý:
Hành động trong thì quá khứ tiếp diễn có thể đã hoặc có thể là chưa kết thúc (The simple past implies the completion of an event. The past continuous often emphasizes the activity or process. The past continuous activity may or may not have been completed. )
Ex: He was writing a letter in the library when the lights went out.
Dùng thì quá khứ tiếp diễn ở đầu câu chuyện để mô tả bốI cảnh cuả câu chuyện, dùng thì quá khứ đơn để mô tả sự kiện chính.


3) Past Perfect (quá khứ hoàn thành ): [S+ had + V3 ]
Chức năng:
Diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Trong câu thường có 2 hành động: Dùng Past perfect cho sự kiện ban đầu và Simple past cho sự kiện thứ 2. (phảI có 1 hành động đi trước và 1 hành động theo sau)

Ex: The police came when the robber had gone away.
Diễn tả trạng thái đã từng tồn tạI một thờI gian trong quá khứ nhưng đã chấm dứt trước hiện tạI (không còn lien hệ gì đến hiện tạI ).

Ex: John had lived in New York for 10 years before he moved to Vietnam.
Dùng để mô tả hành động trước một thờI gian xác định trong quá khứ.

Ex: I had watched TV before 10 o’clock last night.
Để bày tỏ một kết luận (giống thì past perfect continuous )
Cụm từ chỉ thờI gian (Time express ): After, before, when, until, by the time, … (có thể thay after và before bằng when )
Trạng từ chỉ thờI gian (Adverb clause of time ): Các trạng từ dùng trong thì Past Perfect giống vớI các trạng từ dung trong thì Present Perfect: Just, ever, never, yet, so far, how long, recently, once time, twice times, in the last year, …
Lưu ý:


Đôi khi có thể thay Past Perfect thành Simple Past (nhưng không làm thay đổI ý nghiã cuả câu )


Ex: I had had dinner before I went to bed = I had dinner before I went to bed (đọc vẫn hiểu cái nào xảy ra trước, cái nào xảy ra sau )


4) Past perfect continuous (quá khứ hoàn thành tiếp diễn ): [S + had + been + V_ing ]
Chức năng:
Để diễn tả một hành động xảy ra trước 1 hành động khác trong quá khứ (nhấn mạnh sự tiếp diễn ): Dùng thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn cho hành động thứ 1, dùng thì quá khứ cho hành động thứ 2.

Ví dụ: When Maria had been getting sick, Marta got sick too (they are twinborn children. )
Để diễn tả sự kéo dài cuả một hành động trong quá khứ đến một thờI điểm hoặc một hành động khác cũng trong quá khứ.

Ví dụ: I had not been meeting him until I came to the Thanh’s party last night.
Cụm từ chỉ thờI gian (Time express )


Dùng For và Since để trình bày một tình huống nào đó kéo dài được bao lâu trước tình huống và sự kiện thứ 2.
Lưu ý:


Không dùng thì Past Perfect Continous cho động từ to be: không có dạng Had been being. Thay vào đó ta dùng had been.


Có thể thay thì này bằng Past Perfect (vì thì Past Perfect continuous ít được sử dụng đến )


*The Present Tense*


1) Simple present (thì hiện tạI đơn ): [S + Vbare/ V_s/ V_es ]
Chức năng:


Dùng để diễn tả hành động lập đi lập lạI (repeatedly ). Những sự kiện, hành động này có thể là sở thích cá nhân (personal habits ); thói quen thường ngày (routines ); hoặc một thờI gian biểu (timetable = scheduled events )

Ví dụ: She likes to listening to music in her free time.
Dùng để nói về 1 thông tin có thật (factual information ) như: sự thật hiển nhiên, sự thật cuả khoa học, hoặc một sự định nghiã.

Ví dụ: The Earth revolves about the Sun.

Ghi chú: revolves about = turn around

revolves around = focus on
Động từ trạng thái (stative verb ) vớI thì hiện tạI đơn (simple present ):

Dùng thì simple present vớI động từ trạng thái để nói về trạng thái hoặc điều kiện. Gồm: be, have, seem, like, want, know, understand, mean, believe, own, và belong, …


Trạng từ tần suất (Adverbs of frequency ) vớI thì hiện tạI đơn (simple present ):

Dùng trạng từ tần suất vớI thì hiện tạI đơn để diễn tả một điều gì đó có thường xảy ra hay không

Vị trí:
Trạng từ tần suất thường đứng trước động từ thường, đứng sau be
Ở thể phủ định, hầu hết các adverbs of frequency đứng trước be + not hoặc do/does + not. Chỉ có always là đứng sau
Trường hợp đặc biệt: chỉ có still và sometimes mớI đứng ở vị trí be still not hoặc be sometimes not.


2) The present continuous (thì hiện taị tiếp diễn ): [S + am/is/are + V_ing ]
a. Chức năng:
Diễn tả một hành động tạm thờI (temporary situation )

Ex: I take a bus everyday but today I’m taking a taxi
Diễn tả một sự thay đổI về trạng thái hay điều kiện nào đó.

Ex: It is getting hotter and hotter

He is getting angry
Diễn tả một hành động xảy ra liên tục trong một giai đoạn nào đó.

Ex: A: Tuần sau, thứ ba, đi chơi vớI tao được không?

B: Không được, tuần sau tao bận làm việc cả tuần luôn rồi.

(ĐốI vớI câu trả lờI đó, ta dùng ở thì hiện tạI tiếp diễn vì nó diễn tả một hành động xảy ra trong một khoảng thờI gian xác định )
Diễn tả một kế hoạch hành động trong tương lai (future plan ) hoặc một ý định cho tương lai.

Ex: A: Thứ bảy này bạn tính làm gì?

B: Tôi tính đi Vũng Tàu chơi.
Diễn tả một hành động và một tiến trình xảy ra chính xác tạI thờI điểm đang nói (Actions in progress at the moment of speaking ). Dùng time expressions: now hoặc right now để nhấn mạnh.

Ex: A: What are you doing?

B: I’m watching TV
Diễn tả một hành động hoặc một tiến trình xảy ra xung quanh thờI điểm đang nói. Dùng this week hoặc these day để diễn tả hành động đang xảy ra.

Ex: A: Hiện giờ bạn đang học ở trường nào vậy?

B: Mình đang học tạI Marie Curie.


b. Động từ trạng thái (stative verb ) vớI thì hiện tạI tiếp diễn:

Không dùng stative verb ở thì tiếp diễn ngoạI trừ trường hợp những từ đó mang nghiã hành động.

Mang nghiã trạng thái (stative ): là những hoạt động cuả não bộ mà bạn không chủ đích (không chủ động, không có ý định làm ) thực hiện: suy nghĩ (think ), vị cuả một món súp làm bạn cảm thấy mặn (taste ), mùi hôi cuả rác (smell ), …

Mang nghiã hành động (action ): khi ta chủ đích làm một cái gì đó, ví dụ như: nếm thức ăn (taste ), ngửI một bông hoa (smell ), mơ tưởng đến ai đó (think ), …



Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như một động từ mang nghiã trạng thái nhưng bạn lạI chia ở thì tiếp diễn? Ví dụ: Trường hợp như là bạn ngửI thấy mùi rác ở đâu đây: thì chữ smell lúc này không chia tiếp diễn vì nó là cảm nhận cuả khứu giác, nếu chia ở tiếp diễn thì có nghiã ý cuả bạn muốn nói là: Bạn đưa cái mũi vào trong cái đống rác để “thưởng thức” mùi hôi cuả nó à!
c. Trạng từ tần suất (Adverbs of frequency ) vớI thì hiện tạI tiếp diễn:
Dùng trạng từ tần suất sau vớI thì hiện tạI tiếp diễn để bày tỏ sự than phiền: always, constantly, continually và forever.

Ex: The boy is always asking me for candies. (Sao cái thằng này cứ đòi ăn kẹo hoài vậy trờI )


3) The present perfect (thì hiện tại hoàn thành ): [S + have/has + V3 ]
Chức năng:
Diễn tả một hành động vưà mớI kết thúc

Ví dụ: I have just finished my homework.
Diễn tả một hành động hoặc trạng thái xảy ra nhưng không có thờI gian xác định trong quá khứ.

Ví dụ: I have studied in China.
Để nói về hành động hoặc trạng thái bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục ở hiện tạI, có thể là tiếp tục đến tương lai (Dùng để kết nốI quá khứ và hiện tạI ). Ví dụ: I have used Microsoft Paint program to draw a lot of pictures

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

TIẾT 35: CÁC OXIT CỦA CACBON [Hóa 9]

Bài 28: Các oxít của cacbon [Hóa học 9]

Văn mẫu [Lớp 6]

Văn miêu tả
Tả cảnh hoàng hôn ở quê em
Tả buổi chào cở đầu tuần
Tả cảnh nhộn nhịp sân trường em vào giờ ra chơi
Tả cảnh buổi lễ chào cở đầu tuần ở trường em
Tả buổi tham quan di tích lịch sử


Tả con sông chảy qua quê em
Tả cánh đồng quê em
Tả khu phố em vào buổi sáng đẹp trời
Tả 1 chú công nhân đang xây nhà
Tả bác nồng dân đang cày ruộng
Tả tính nết ngây thở của em bé tập nói tập đi


Tả 1 bạn em đang ngồi học.
Mong mẹ về . Nhớ tả lại cử chị mẹ em lúc đấy
Tả 1 người vui tính hay pha trò
Tả hình dáng tính nết 1 bạn học sinh được nhiều người quý mến
So sánh 2 bạn giống nhau nhưng tính nết khác nhau
Tả 1 bạn tật nguyền mà em biết nêu cảm nghĩ

Tả người bạn mới xin giấy vào học
Tả bạn em đang chơi banh đũa
Tả 1 ca sĩ đang biểu diễn bài nhạc em thích
Tả hình dáng tính tình 1 cụ già em kính yêu
Tả hình dáng tính tình 1 giáo viên em thích nhất
Tả cảnh biển vào thời gian em thích

Tả cảnh nhộn nhip của công trường
Tả cảnh làm việc của chú công nhân cây xanh
Tả một công nhân đang quét vôi xây nhà hoặc sơn cửa
Tả một ông lão nghèo khổ
Tả thầy giáo mới
Em hãy tả đứa em trai của em

Em hãy tả hình dáng và tính nết của em gái mình
Tả cảnh mẹ ngồi vá áo cho em
Tả người mẹ của em
Tả lại ngày giỗ tổ Hùng Vươngi
Tả cảnh sân bay
Tả lại ngày hội làm em ấn tượng nhất

Tả lại 1 phiên chợ có dịp quan sát được
Em hãy tả một cuộc thi đấu thể thao ở trường em
Tả cảnh lao động trồng cây ở sân trưởng em
Tả nghĩa trang liệt sĩ và nói lên cảm nghĩ của em
Tả ngôi chùa cổ
Tả rừng cây Xà Nu ở Tây Nguyên

Tả Vịnh Hạ Long
Em hãy tả một dòng sông trong thời thơ ấu
Tả cảnh hoàng hồn trên sông hương
Tả con sông quê em vào mưa lũ
Hãy tả lại một cánh đồng vào một buổi sáng đẹp trời
Hãy tả một cơn mưa hè bằng cảm nghĩ riêng của mình

Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào hãy tả lại cảnh đóy
Miêu tả ngôi nhà nơi em ở
Tả một loại chim ở quê em
Tả cây đào cây mai khi xuân về
Tả cây phượng và tiếng ve vào một ngày hè


Tả đêm trăng có nhiều kỉ niệm đôi với em
Tả quang cãnh đến nhà ga xe lửa đón người thân
Tả đường phố nơi em sau cơn mưa

Kể chuyện
thay lời con vịt kể chuyến đi lạc của chú
Chiếc bàn gãy chân tâm sự với chiếc ghế hỏng
Kể chuyện cái ghế tâm sự cái bàni


Kể câu chuyện cát đi xa làm nên kì tích
Kể chuyện hạt gạo tâm sự cùng chiếc ghế
Kể lại chuyến phiêu lưu của GIỌT NƯỚC
Kể câu chuyện nghe bảng đen tâm sự về ngày tết
Chuyển nội dung bài thơ LỰU thành câu chuyện 2
Kể 1 sự việc xảy ra làm em nhớ mãi

Kể kỷ niệm về bà em
Kế 1 kỷ niệm với thầy cô giáo của em
Kể ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG theo ông lãoì
Kể tâm ở nhà hàng nước nhớ vua mong đoàn tụ
Kể cuộc gặp gỡ của em với 1 vài nhân vật cổ tích
Kể trận lụt làm vỡ đê

Kể buổi cơm thân mật gia đình nhân người đến thămi
Kể ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG theo ông lão
Kể tấm ở nhà hàng nước nhớ vua mong đoàn tụ
Kể cuộc gặp gỡ học sinh nghèo vượt khó học tốt
Kể lại buổi lao động ở nghĩa trang liệt sĩ
Kể 1 buổi lao động tập thể em đã tham gia

Kể 1 hoạt động từ thiện của lớp em
Kể cuộc đi thăm gia đình thương binh liệt sĩ
Kể lại hội thi học sinh thanh lịch trưởng em
Viết thư người trên xin lỗi tỏ hôi hận hứa sửa chữa
Viết thư cho bạn kể 1 kỷ niệm vui vẻ
Kể lại buổi học có kết quả nhất ?

Tưởng thuật tiết văn mà em thích nhất
Kể buổi sinh hoạt của emn
Kể buổi thu hoạch tôm ở Nông Trường
Kể 1 sự việc gây em cảm xúc khó quên
Kể lại buổi ca nhạc do bạn nhỏ biểu diễn
Kể lại buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11

Kể lại tiết mục văn nghệ để lại em nhiều cảm xúc
Kể lại buổi lễ ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11
Kể buổi thi đọc ngâm thơ kể chuyện diễn cảm của lớp em
Kể lại 1 trấn đá bóng của lớp em và lớp bạn
Kể buổi cắm trại or tham quan bảo tàng của lớp em
Kể lại buổi cắm trại do lớp em tổ chức

Kể lại chuyến dã ngoại trường tổ chức

Kể lại 1 chuyến đi xa đầy thú vị
Kể lại 1 chuyến đi chơi ở vườn cây trái1
Kể lại chuyến tham quan 1 số thắng cảnh
Kể chuyến đi chơi ở CỒN RỒNG BẾN TRE
Kể 1 truyện mà em yêu thích
Lập dàn ý kể nguyên bản CON RỒNG CHÁU TIÊN
Lập dàn ý kể nguyên bản THÁNH GIÓNG
Lập dàn ý kể nguyên bản MỊ CHÂU TRỌNG THỦY
Lập dàn ý kể nguyên bản THẦN TRỤ TRỜI.
Lập dàn ý kể nguyên bản SƠN TINH THỦY TINH"
Lập dàn ý nguyên bản TRUYỀN THUYẾT HỒ GƯOM

Kể theo nguyên bản CÓC KIỆN TRỜI
Kể chuyện THẦY BÓI XEM VOI
Kể tóm tắt 1 chương yêu thích trong DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ
Kể BÁNH CHƯNG BÁNH GIÀY qua lời Lang Tiêu kể
Thay vua Hùng kể SỰ TÍCH TRẦU CAU
Kể CON RỒNG CHÁU TIÊN tưởng tượng Âu Cơ & LLQ chia tay

Kể THỎ THẦY KIỆN qua lời Roc say
Kể sáng tạo THỎ THẦY KIÊN
Kể THÁNH GIÓNG qua lời kể Thành Gióng
Kể truyện THÁNH GIÓNG
Kể sáng tạo TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY
kể CÓC KIỆN TRỜI bằng lời cọp

kể CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI ở buổi sinh hoạt lớp
Kể lại chuyện NỮ OA VÁ TRỜI
Kể sáng tạo MỊ CHÂU TRỌNG THỦY bằng lời kệ An Dương Vương
Kể sáng tạo HECQUYN ĐÁNH THẮNG ĂNGTE
Kể A NHỊ THẦN LỬA và nêu cảm nghĩ về đàn chim Đầu Rìu
Kể lại chuyện KÍNH VÀ BANA LÀ 2 ANH EM

Kể sáng tạo truyện HAI CHÚ GẤU THAM ĂN
Kể sáng tạo chuyện THẦN TRỤ TRỜI
Kể sáng tạo chuyện Cú và Voi bằng lời kể của VOi"
Kể sáng tạo chuyện chú Cuội cung trăng 2
Thay sơn tinh kể lại câu chuyện ấy
Kể lại chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh 2

Viết thư cho bạn kể về kỉ niệm về câu ca dao công cha ....
Thư khuyên con hãy kính yêu thầy
Viết thư khuyên cố gắng học tập
Viết thư cho anh chị ở xa kể lại câu chuyện về mẹ em
Thuật lại một cái chết thương tâm
Kể lại câu chuyện về lòng tin con người với cuộc đời"
Kể lại đàn kiến tha hạt gạo lên dốc cát

Kể lại công việc vừa gan dạ nguy hiểm thông minh
kể lại chuyện con chó có nghĩa với chủ rồi nêu cảm nghĩ
Kể lại chuyện con chó biết cứu chủ
Hãy kể tâm sự con chó bị lạc chủ
Thuật lại cảnh mèo vờn chuột
Một tia nắng kể chuyện mình

Hãy kể về tâm tình của cây lúa
Đóng vai hộc bàn của 1 học sinh giỏi tự kể chuyện
Kể những chuyện vui buồn trong những ngày đến trườg
Kể 1 mẩu chuyện về bác hồ
Kể lại chuyện về bà mẹ được phong tặng Bà mẹ VN anh hùng
Chọn tác phẩm em thích nhất để kể lại

Kể lại câu chuyện đã làm như ND có công mài sắt có ngày nên kim
Kể lại kỷ niệm đáng nhớ về cái áo thân thuộc
Kể lại việc đáng nhớ nơi em ở
Kể lại chuyện mẹ đem áo mưa đến khi em bị cảm ...
Kể lại chuyện vui khi đi học
Kể lại những việc em làm để soạn bữa ăn gia đình

Kể lại những việc em làm trong ngày chủ nhật
Kể lại buổi viếng thăm nghĩa trang liệt sĩi
Kể lại buổi du lịch thành phố Đà Lạt"
Kể lại buổi cắm trại do lớp em tổ chức
Kể lại buổi gặp gỡ xúc động với thầy cô giáo cũ
Kể lại buổi thăm cô năm 20 tháng 11

kể lại chuyện trường lớp trong hội khỏe phù đổng năm nay
Kể lại tiết thực hành tại vườn trường
Kể lại nhưng việc em đã làm trong buổi kiểm tra
Kể lại tiết học văn em yêu thích
Kể lại buổi chào cờ
Kể lại ngày đầu năm học mới"
Kể lại chuyện về người bà của em

Dựa vào Đêm này bác không ngủ kể về kỉ niệm sâu sắc bên B Hồ.
Kể lại câu chuyện xưa mà em được nghe
Kể về NV dế mèn trong truyện dế mèn phiêu lưu kí
Kể lại chuyện con hổ có nghĩa
Kể lại đoạn kết cho truyện đeo nhạc cho mèo
Kể lại chuyện đeo nhạc cho mèo

Kể lại chuyện thầy bói xem voi
Kể lại chuyện cổ tích mà em thích nhất
Thay ông lão tưởng tượng đoạn kết của truyện ông lão ĐCVCCV
Kể diễn cảm 2 nhân vật ông lão và bà vợ trong Ông lão ĐCVCV
Viết thư cho bạn kể chuyện cậu bé thông minh
Đóng vai mẹ sọ dựa kể lại chuyện đứa con của mình

Đóng vai gươm thần kể lại chuyện sự tích hồ gươm
đóng vai rùa vàng kể lại chuyện sự tích hồ gươm
Kể lại chuyện sự tích hồ gươm
Đóng vai Mị Nương kể chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Kể lại chuyện bánh chưng bánh giày
Kể lại truyện thánh gióng
Kể lại lời vua Hùng Vương Thứ nhất kể về nguồn gốc của mình
Kể lại truyền thuyết con rồng cháu tiên