Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012
Tại sao phải kế thừa và phát huy Truyền Thống tốt đẹp của dân tộc ta
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN hiện
nay, vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc được đặt ra như một tất yếu
khách quan và mang tính cấp thiết. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội
nhập quốc tế của thời đại toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải “đi tắt, đón đầu” trên cơ sở phát
huy tối đa nội lực. Một trong những cơ sở làm nên sức mạnh nội lực của dân tộc là kế thừa và
phát huy các giá trị truyền thống. Tất nhiên, để kế thừa và phát huy một cách có hiệu quả các
giá trị truyền thống không thể không dựa trên những quan điểm phương pháp luận khoa học.
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh
tình thế và cục diện phát triển toàn cầu rất mới. Đáng chú ý nhất trong cục diện phát triển
hiện nay là sự trỗi dậy nhanh chóng và hầu như đồng loạt của các nền kinh tế đang phát
triển, nhưng có quy mô khổng lồ. Đây là những tác nhân chính đang làm thay đổi tương
quan sức mạnh kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam chúng ta, do sự gần kề về địa lý
và sự tương đồng về trình độ phát triển, đang chịu sự tác động rất lớn của áp lực cạnh
tranh từ các tác nhân này. Tình hình đòi hỏi chúng ta, một mặt, phải chú trọng tính toán
kỹ lưỡng những vấn đề có tính chiến lược và đối sách trong việc xác định mô hình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới, mặt khác, phải ra sức phát huy tối đa nội lực
trong đó quan trọng nhất là nội lực con người. Dù tiếp cận công nghiệp hóa, hiện đại hóa
dưới góc độ nào thì vấn đề đặt ra là không thể không gắn nó với việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc. Hơn nữa, sự phát triển của một xã hội, không bao giờ chỉ dừng lại ở
sự tăng trưởng về kinh tế, mà phải diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế,
chính trị, xã hội và văn hóa. Nó phải được thể hiện ở toàn xã hội cũng như trong từng cá
nhân. Và như vậy, xét trên phương diện phát triển toàn diện xã hội, thì vấn đề kế thừa và
phát huy truyền thống dân tộc càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sự cần thiết khách quan của việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc
Sự phát triển của xã hội, bao giờ cũng do nhiều nguyên nhân thúc đẩy. Trong
lịch sử phát triển của nhân loại đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về những
nguyên nhân này. Câu trả lời về vấn đề này của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự khẳng định
vai trò quyết định của nhân tố kinh tế đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì
vậy, phương thức sản xuất của một xã hội chính là cơ sở vật chất cho sự phát triển mọi
mặt của xã hội. Đó là xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết lý phát
triển theo quan điểm Mác-xít. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời, cũng phê
phán nghiêm khắc đối với những quan điểm ấu trĩ về kinh tế, coi kinh tế là nguyên nhân
duy nhất của phát triển và từ đó coi thường những nguyên nhân khác – những nguyên
nhân phi kinh tế trong quá trình phát triển của xã hội. Bởi theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, xét đến cùng, kinh tế đúng là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội,
nhưng ngoài kinh tế ra còn có biết bao nhân tố khác có vai trò hết sức quan trọng có thể
thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội mà nổi bật trong đó là các yếu tố chính
trị, ý thức, tư tưởng.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, rõ ràng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa đang là mục tiêu thu hút sự chú ý của toàn Đảng, toàn dân ta và
là một nhiệm vụ lịch sử trọng đại của cả dân tộc trong những thập niên đầu của thế kỷ
XXI. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì cần phải có nhiều yếu tố:
tài nguyên, vốn, kỹ thuật, công nghệ mới... , nhưng yếu tố quan trọng nhất vẫn là con
người. Con người là nhân tố hàng đầu, nằm ở trung tâm của sự phát triển. Bởi xét đến
cùng, các nguồn lực về vốn, khoa học, công nghệ... tuy rất quan trọng, nhưng nếu không
có những con người có đầy đủ tri thức văn hóa và đạo đức đúng đắn thì cũng không thể
phát huy tác dụng một cách có hiệu quả. Muốn phát huy tối đa nguồn lực con người
phục vụ cho sự phát triển, nhất thiết chúng ta phải làm sống dậy và phát huy sức mạnh
của văn hóa truyền thống - yếu tố đã từng làm nên cội nguồn của sức mạnh dân tộc,
giúp dân tộc ta vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Các văn kiện của Đảng thời kỳ đổi
mới đã nhiều lần khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ
bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, “Cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực
khác nhau, trong đó có nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định”(1).
Muốn đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới, con người Việt Nam hiện nay
trước hết cần đến các tri thức và năng lực mới. Đó là tinh thần năng động, sáng tạo dựa
trên bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
là những thành tựu mới của khoa học, công nghệ hiện đại, là lòng yêu nước thiết tha của
thời kỳ mới xây dựng đất nước; là ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ phát triển của dân tộc... Rõ ràng là, không có các tri thức và năng lực đã nêu trên thì
không thể thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng các yếu tố trên đều liên quan đến truyền thống,
đều có sự tác động qua lại với truyền thống, bởi con người dù hiện đại, cũng đều từ
truyền thống đi lên, bản thân họ có nhiều sợi dây hữu hình và vô hình ràng buộc với
truyền thống. Như vậy, trong xã hội hiện nay, cả hiện đại và truyền thống đều tạo nên
động lực, trong đó tư liệu hiện đại là điều kiện cơ bản quy định nội dung và tính chất
của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, còn tư liệu truyền thống là một trong
những cơ sở quy định bước đi và tốc độ của chính quá trình đó. Chúng ta có thể tiến
nhanh hoặc chậm, thuận lợi hoặc trắc trở, một phần không nhỏ là tùy thuộc vào sự kết
hợp giữa truyền thống và hiện đại để tạo nên hợp lực cho sự phát triển đất nước. Bởi
vậy, có nhà nghiên cứu đặt vấn đề “đến hiện đại từ truyền thống”(2) là hoàn toàn có cơ
sở và đã được thực tiễn lịch sử kiểm nghiệm. Bởi hiện đại nào cũng có trong nó những
giá trị ưu tú, đặc sắc của truyền thống được kết tinh thành các giá trị văn hóa và được
thử thách qua thời gian.
Lịch sử là có tính liên tục, giai đoạn sau đón nhận những tư liệu (vật chất và
tinh thần) do giai đoạn trước tạo ra, cải tạo chúng và phát triển lên. Kinh nghiệm của
các nước Á Đông đã thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho
thấy việc phát huy truyền thống tích cực của quá khứ, nhất là truyền thống văn hóa
trong xã hội hiện đại không chỉ là một khả năng, một thực tế mà còn là một nhân tố
quan trọng làm nên kỳ tích phát triển được cả thế giới ngưỡng mộ. Truyền thống tác
động nhiều đến hiện đại, đương nhiên là cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Nó có thể kìm
hãm, níu áo, cũng có thể phát huy, thúc đẩy sự phát triển của hiện tại. Điều cần chú ý là,
sự tác động tiêu cực của những thói quen xấu, những hủ tục lạc hậu thường là tự phát và
chi phối hành vi con người một cách vô thức; còn sự tác động tích cực của truyền thống
chỉ thực sự có ý nghĩa to lớn khi nó được thẩm định và phát huy một cách chủ động và
tự giác. Truyền thống cũng là một động lực, nhưng không phải là tồn tại song song với
các động lực do yếu tố hiện đại đưa lại. Vấn đề là tư liệu truyền thống phải hòa nhập với
tư liệu hiện đại để cùng với tư liệu hiện đại đến với con người và làm cơ sở tạo nên con
người vừa truyền thống vừa hiện đại. Hai mặt này phải thống nhất biện chứng với nhau
trên cơ sở đáp ứng nhu cầu phát triển của hiện đại.
Đi vào đổi mới để phát triển, để chấn hưng dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XXI,
để mở cửa và hội nhập quốc tế, nhất định chúng ta phải quảng bá những di sản văn hóa,
những tinh hoa tư tưởng Việt Nam trong giao lưu, tiếp xúc và đối thoại với các nền văn
hóa của các dân tộc trên thế giới. Điều đó không chỉ có ý nghĩa thuần túy về văn hóa mà không đổi màu” thì ngoài việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình
phát triển, chúng ta phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình,
từng người, hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền
thống của dân tộc và tiếp thu văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa
đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội
và sinh hoạt của nhân dân”(3).
Một số quan điểm có tính phương pháp luận trong việc kế thừa phát huy truyền
thống.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, chắc
chắn, không thể theo quy luật giống như các nước phát triển theo chủ nghĩa tư bản.
Chúng ta phải tìm ra cách phát triển theo triết lý phát triển phù hợp với con đường tiến
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chưa có tiền lệ trong lịch sử ở
nước ta. Một triết lý phát triển đảm bảo thành công ở nước ta không thể không dựa trên
cơ sở phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại, nhất là những thành tựu của văn minh đương đại. Triết lý phát triển chỉ có thể
có được trong quá trình kế thừa, đồng thời làm bộc lộ những biến đổi về chất, làm cho
cái mới nảy sinh từ cái cũ. Rõ ràng, phát triển tất yếu phải có kế thừa và kế thừa là cơ sở
không thể thiếu được của sự phát triển bền vững. Vấn đề còn lại là ở chỗ kế thừa như
thế nào để có phát triển bền vững? Kinh nghiệm của nhiều nước, nhất là những nước có
hoàn cảnh gần giống nước ta, đã tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước ta có thể
gợi mở nhiều vấn đề rất đáng được coi trọng. Ở các nước Đông Á đã công nghiệp hóa,
hiện đại hóa thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo… hay đang tiến hành công
nghiệp hóa, hiện đại hóa như Malaixia, Trung Quốc… chúng ta đều thấy nước nào cũng
đề ra một triết lý phát triển xuất phát từ thực tế và đặc điểm văn hóa xã hội của đất nước
mình. Tuy cách diễn đạt mỗi nước có khác nhau, nhưng nói chung, bài học kinh nghiệm
rút ra từ các nước nói trên là đều nhấn mạnh ý thức hướng về quốc gia dân tộc, đề cao
tính cộng đồng và bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể coi Nhật Bản là một điển hình thành
công của việc kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Từ kinh nghiệm của chính mình, người Nhật Bản đã đi đến khẳng
định: “Không một nước nào có thể tiến triển được mà lại xem thường quá khứ của
mình. Quá khứ áp đặt tiến trình phát triển tiếp theo của một đất nước… Các chính sách
kinh tế thiếu sự nhìn nhận lịch sử chẳng khác gì những trò cực kỳ phiêu lưu. Một chính
sách tỏ ra là thành công đối với Nhật Bản lại có thể bộc lộ là vô dụng ở Anh, và ngược
lại, bởi vì giữa các nước có những sự khác biệt về tính cách, lối ứng xử của nhân dân và
mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại”(4).
Quá khứ và cả hiện tại của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa trải
qua giai đoạn phát triển theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Như vậy, chúng ta
đi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đương nhiên mang những sự khác biệt
về tính cách lối ứng xử của nhân dân và mọi đặc tính văn hóa khác do quá khứ để lại.
Chúng ta không thể bắt chước bất cứ một mô hình phát triển có sẵn nào đó, cho dù mô hình đó thật sự hay đối với một nước nào đó. Chúng ta phải giải quyết vấn đề của mình
với những cách tiếp cận và quan điểm đúng đắn.
Xưa nay, nói đến sự nhìn nhận và đánh giá truyền thống, người ta thường xuất
phát từ nhiều cơ sở khác nhau. Phải xác định đúng chỗ đứng trong hiện tại, tức là phải
xuất phát từ yêu cầu của việc xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện đại để nhìn nhận
truyền thống và lựa chọn truyền thống. Có như vậy, chúng ta mới có thể biến truyền
thống thành một động lực của xã hội hiện đại. Hơn nữa, quá trình kế thừa và phát huy
truyền thống nói chung cần phải được tiến hành theo những phương pháp tiếp thu một
cách khoa học thì mới đem lại hiệu quả thiết thực. Vậy những phương pháp đó là gì?
Một là, phải xuất phát từ một xã hội hiện đại thì mới thấy rõ được bộ mặt truyền
thống, từ kết cấu sự vận động đến khả năng mà nó có thể đạt được trong các điều kiện
lịch sử xác định. Chẳng hạn, nếu xem xã hội Việt Nam hiện đại là sự phát triển lên từ xã
hội truyền thống thì hiểu được xã hội Việt Nam ngày nay là điều kiện để thấy rõ truyền
thống của mình.
Hai là, phải kế thừa có phê phán văn hoá truyền thống, không bê nguyên si văn
hoá truyền thống mà cần có sự gạt bỏ, lọc bỏ, vượt qua những hạn chế lịch sử của văn
hoá truyền thống, nghĩa là chỉ tiếp thu những tinh hoa, những hạt nhân hợp lý của nó để
làm phong phú thêm nền văn hoá đương đại và phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển.
Ba là, phải nâng cao những gì đã được kế thừa từ truyền thống lên ngang tầm thời
đại mới ở một trình độ mới, bằng cách bổ sung thêm những tư tưởng mới, thổi thêm
sinh khí của thời đại mới cho phù hợp với hoàn cảnh hiện đại và mới tiếp tục phát huy
tác dụng trong điều kiện mới.
Bốn là, quá trình kế thừa văn hoá truyền thống phải gắn liền với sự phát triển
sáng tạo trong đó kế thừa những yếu tố tích cực chính là tạo tiền đề, tạo động lực cho sự
phát triển và sáng tạo. Điều này cho phép tạo ra nền văn hoá mới vừa mang bản sắc dân
tộc, vừa mang tính thời đại, đồng thời còn tạo ra môi trường thuận lợi để hoà nhập vào
nền văn hoá thế giới.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như nước nào
cũng đứng trước thử thách của phát triển. Chúng ta chủ trương tìm kiếm con đường phát
triển riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, văn hóa truyền thống của riêng mình. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là hiện tượng mới ở nước ta. Để nhiệm vụ đó được tiến triển
nhanh chóng, chúng ta cần phải ra sức kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc đã được
hình thành và hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Sự nghiệp đổi mới của chúng ta diễn
ra trong thời đại mở cửa và hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, trong đó có đời
sống văn hóa. Mở cửa và hội nhập về văn hóa là quá trình giao lưu, học hỏi, là quá trình
“cho” và “nhận” các giá trị văn hóa, tinh thần giữa các dân tộc. Chỉ có đứng vững trên
những quan điểm phương pháp luận khoa học, chúng ta mới kế thừa và phát huy mạnh
mẽ những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc, góp phần quan trọng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét