Tìm kiếm

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Hàn Dũ


Hàn Dũ (768-824) tự là Thối Chi, người vùng Hà Dương là văn học gia đời Đường, ông từng làm quan đời nhà Đường, nhiều lần bị tội biếm quan, ông là người đề xướng cuộc “vận động cổ văn” mở ra một văn phong mới có ảnh hưởng đến sau này.

Cha mẹ Hàn Dũ đều mất khi cậu còn rất nhỏ, cậu được người anh là Hàn Cối đang làm quan ở kinh thành nuôi dưỡng. Hàn Cối rất tốt với em, dạy em đọc sách và làm người tốt. Khi Hàn Dũ 10 tuổi, Hàn Cối bị người vu cáo bị biếm quan đến Thiều Châu, ông đem cả gia đình theo. Từ kinh đô Trường An đến Thiều Châu lộ trình dài vài ngàn dặm. Trên đường đi, tuy tâm tình Hàn Cối buồn bực nhưng vẫn giảng giải cho em về những chuyện xưa. Kí ức của Hàn Dũ cực tốt, cậu ghi nhớ những lời giảng của anh.

Đến Thiều Châu không lâu, vì trong lòng buồn bực lại không quen với thủy thổ nên Hàn Cối sinh bệnh rồi chết. Chị dâu cậu là Trịnh thị được bằng hữu giúp đỡ đưa tất cả về quê cũ Hà Dương. Sau khi an táng Hàn Cối, Trịnh thị lo lắng nói với Hàn Dũ và các con :

- Đời người ngắn ngủi, các con hãy cố gắng học tập, tuy không cần hiển hách trong nhất thời nhưng cũng không uổng một đời.

Bấy giờ Hàn Dũ cũng đã hiểu biết, cậu hiểu rằng đó là những lời chân tình của chị dâu, từ đó, mỗi khi gà vừa gáy sáng, cậu bé Hàn Dũ đã thức dậy rửa ráy rồi vào thư phòng bắt đầu học. Họ Hàn đời nào cũng có người làm quan nên sách vở tích trữ rất nhiều, Hàn Dũ bắt đầu học từ các sách “Luận Ngữ” “Mạnh Tử”, khi nào gặp chỗ không hiểu, cậu liền hỏi chị dâu, nhưng khi cậu học đến các sách “Kinh thư” và “Kinh dịch” chị dâu cậu không đủ sức giải thích, Hàn Dũ đành phải tìm tới các người có học để xin thỉnh giáo, cứ như vậy, cậu tuần tự đọc các sách “Lão Tử” “Trang Tử” và các tản văn đời Tiên Tần.

Một hôm chị dâu cậu nói với cậu :

- Này em, em đã lớn rồi, hãy đến Lạc Dương mà cầu học, nơi ấy kẻ học giả nhiều có thể mở rộng hiểu biết cho em.

Ngày hôm sau, cậu và một thư đồng lên đường đi đến Lạc Dương. Sau kh iđi đến Lạc Dương, Hàn Dũ đi thăm hết thân bằng cố hữu của nhà học Hàn, họ thấy cậu biết lễ giáo và cũng có chút học vấn đều mời cậu đến ở tạm nhà, Hàn Dũ cảm tạ hảo ý của họ, tự tìm một gian nhà tranh cư trú bắt đầu cuộc sống của một học trò nghèo khó.

Cậu bé Hàn Dũ mặc áo vải gai mỗi ngày ăn hai bữa cơm đạm bạc còn bao nhiêu thời gian đều chú tâm vào việc học, có lúc cậu học đến canh ba nửa đêm mới ngủ.

Có một lần, Hàn Dũ và các bạn đàm luận văn chương, cậu nói :

- Đọc sách cũng như nếm rượu, văn chương hay đọc là thấy sung sướng liền, còn loại văn chương xấu đọc thật xấu hổ.

Bạn bè cùng hỏi :

- Theo ý cậu ai là người viết văn hay ?

- Nói về thời Tiên Tần, đương nhiên có Mạnh Tử, Trang Chu, còn thời lưỡng Hán, Đổng Trọng Thư là người đệ nhất, sau đó là Giả Nghị, Dương Hùng, văn chương của họ hình thức tự do, ngôn ngữ động lòng người, ý nghĩa hàm súc.

Sau này Hàn Dũ trở thành một đại văn học gia tích cực hướng dẫn mọi người học tập tản văn đời Tiên Tần và lưỡng Hán, phản đối lối biền thể trói buộc, trở thành một lãnh tụ trong cuộc “vận động cổ văn”.

Sau một thời gian ở Lạc Dương, Hàn Dũ lên kinh đô Trường An tìm thầy, liền đó ông tham dự thi cử, đậu tiến sĩ làm một chức quan giám sát ngự sử. Chức quan ấy tuy không lớn nhưng có quyền “đàn hặc” (tra xét tội trạng) các quan viên trong chính phủ.

Một năm nọ ở vùng Quang Trung xảy ra trận hạn lớn, rất đông dân nghèo bị buộc phải lìa bỏ gia hương kéo về kinh đô Trường An, bọn họ mặc không đủ ấm đi khắp nơi xin ăn, không ít người chết đói ngoài đường. Vì cần nghiên cứu kỹ càng tình trạng hạn hán, Hàn Dũ phải ăn như một nông dân nghèo đi tìm hiểu.

Ngoài thành Trường An tình cảnh thật thê thảm : ruộng đầt hoang tàn, cây cỏ chỉ còn lại những cành khô, trong thôn vắng bóng khói bếp, mười nhà hết chín đã bỏ đi nơi khác kiếm ăn, người ở lại đành hái cây cỏ ăn qua ngày.

Hàn Dũ hiểu ra, vì phải nạp thuế cao, có nhà phải tháo nhà ra đun bếp, còn có nhà vì nuôi con dại không nổi phải quăng chúng xuống sông cho chết. Ông nghĩ bụng : “Tình hình quá nghiêm trọng, sự sống của muôn dân quá bi thảm nhưng bọn quan lại vẫn cứ lừa dối Hoàng thượng là thời tiết tuy xấu nhưng lúa gạo chưa đến nỗi chết hết. Ta phải cho Hoàng thượng biết sự thật.”Ngay đó ông lập tức viết tờ tấu miêu tả sự đói khổ của nhân dân vùng Quang Trung thỉnh cầu Hoàng thượng miễn tô thuế cho nhân dân.

Hành động ấy của Hàn Dũ làm phật ý bọn có chức có quyền đặc biệt là Lý Thực đang được Hoàng đế tín nhiệm., hắn tâu lên nói là Hàn Dũ thổi phồng tình hình tai họa, nếu như y theo lời Hàn Dũ, tất cả nơi khác cũng xin giảm tô thuế, triều đình làm sao có đủ tiền chi dụng. Đường Đức Tông nổi giận, lập tức hạ chiếu giáng chức Hàn Dũ xuống làm huyện lệnh ở Dương Sơn Liên Châu.

Qua một năm, ông vua hôn ám Đường Đức Tông qua đời, Hoàng đế mới lên ngôi, Hàn Dũ lại được gọi về kinh đô Trường An làm học sĩ ở Quốc Tử giám (tương đương với chức giáo sư đại học thời nay), học thức của Hàn Dũ uyên bác, giảng dạy sinh động nên được đa số học sinh yêu thích và kính phục.

Có một bữa, trong nhà Hàn Dũ tụ tập đông bằng hữu và học sinh, họ bàn luận lịch sử, bình phẩm văn chương rất náo nhiệt, một học sinh hỏi Hàn Dũ :

- Thưa thầy, thầy chủ trương viết văn lấy thánh hiển xưa như Vương Bột viết “Đằng Vương các” nhưng áng văn ấy thiên về hình thức đẹp nên không chú ý đến sự sinh động của nội dung, mỗi câu chỉ dùng 4 đến 6 chữ và đối ngẫu ép vần lại còn dùng nhiều điển cố như vậy tư tưởng bị gò bó.

Nguồn: http://vocsimaytinhlk.wordpress.com/2009/11/17/99-t%E1%BA%A5m-g%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BA%BFu-th%E1%BA%A3o-hi%E1%BA%BFu-h%E1%BB%8Dc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét