Tìm kiếm

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Kết hôn sớm và tảo hôn ở một số tỉnh, thành phố các khuyến nghị trong tương lai



1. Kết hôn sớm và tảo hôn
Số liệu từ Tổng điều tra 2009 cho thấy dân số Việt Nam đang ngày càng kết hôn muộn hơn tuy nhiên đối với một số dân tộc ít người, tảo hôn/kết hôn sớm vẫn còn phổ biến.
Qua ba cuộc tổng điều tra 1979, 1999, 2009 cho thấy nữ thường kết hôn sớm hơn nam, sau tuổi 50 thì hầu hết dân số đã từng kết hôn và ở hầu hết các độ tuổi, tỷ lệ ly hôn/ly thân và góa của nữ đều cao hơn nam giới. Người dân có xu hướng kết hôn muộn hơn và tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) ngày càng tăng, năm 2009 của nam giới là 26,2 và nữ là 22,8; trước đó năm 2005 SMAM của nam là 26,8 và nữ  là 23,5; tương ứng năm 2000 là 25,7 và 22,9. Tỷ lệ nữ góa chồng cũng tăng lên nhanh theo độ tuổi và thời gian, năm 2009 hơn 50% phụ nữ trên 60 tuổi phải sống ngoài hôn nhân, trong khi nam giới hiện tượng này chỉ xảy ra ở độ tuổi trên 85.
Bên cạnh xu hướng biến đổi của cơ cấu hôn nhân thì tình trạng tảo hôn hay kết hôn sớm vẫn khá phổ biến ở Việt Nam. Dựa trên Luật hôn nhân và gia đình có thể coi kết hôn sớm hay tảo hôn là nam kết hôn trước 20 tuổi và nữ trước 18 tuổi. Xét theo vùng thì các tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn cao hơn hẳn các vùng khác, một số tỉnh ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long cũng có tỷ lệ kết hôn trong nhóm tuổi từ 15-19 khá cao (trên 10%). Một số tỉnh có tỷ lệ tảo hôn cao nhất cả nước cũng nằm trong những vùng này như là Lai Châu, có khoảng gần 1/5 dân số nam và 1/3 dân số nữ 15 – 19 tuổi đã từng kết hôn, tỉnh Điện Biên lần lượt là 14,4%, 27,6% và 17,5%. Cả nước có 9 tỉnh có trên 5% dân số nam 15-19 tuổi và 14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15-17 tuổi đã từng kết hôn. Tình trạng kết hôn của riêng nữ cũng tương tự, 23/63 tỉnh có trên 10% dân số nữ 15-19 tuổi đang hoặc đã từng có chồng

Bảng 6. Một số tỉnh có tỷ lệ kết hôn dưới 20 tuổi và dưới 18 tuổi cao

nhất cả nước năm 2009

TT

Tỉnh/thành phố

Nam 15-19

Nữ 15-19

Nữ 15-17



Cả nước

2,19

8,51

3,12
1
Hà Giang
17,25
25,52
14,31
2
Cao Bằng
10,70
16,73
8,64
3
Bắc Cạn
5,49
13,08
5,86
4
Lào Cai
11,37
23,16
11,83
5
Điện Biên
14,40
27,60
17,53
6
Lai Châu
18,65
33,83
21,20
7
Sơn La
14,03
29,08
17,14
8
Yên Bái
5,16
16,11
6,15
9
Kon Tum
4,69
15,75
7,85
10
Gia Lai
5,46
17,26
7,83























2. Một số lý do kết hôn sớm/tảo hôn
Phân tích số liệu từ Tổng điều tra năm 2009 có thể lý giải một số nguyên nhân cho vấn đề tảo hôn như sau:
So với Trung du và miền núi phía Bắc thì người 15-19 tuổi ở 5 vùng còn lại nhất là Đồng bằng Sông Hồng, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung có xác xuất đã từng kết hôn thấp hơn, tuy nhiên phụ nữ ở tuổi này lại không có sự khác biệt giữa sống ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc với ở Tây Nguyên hay ở Đồng bằng sông Hồng. Tình trạng nhập cư tương ứng với xác suất đã kết hôn cao hơn cho nhóm nữ (phụ nữ trẻ đã di cư vì kết hôn), nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với nam. Người dân tộc thiểu số có khả năng tảo hôn hay kết hôn sớm cao hơn người Kinh và sự tác động của yếu tố văn hóa dân tộc đến nam giới cao hơn nữ giới.
Yếu tố khác tác động đến việc kết hôn sớm là trình độ học vấn, nhất là đối với nữ, học vấn càng cao thì xác suất kết hôn sớm càng thấp và ngược lại, với nam giới thì yếu tố này chưa có cơ sở tin cậy
Không có việc làm cũng là yếu tố góp phần làm tỷ lệ kết hôn sớm tăng, người có việc làm thì khả năng kết hôn sớm cao hơn người không làm việc, khác biệt này ở nam giới lớn hơn nữ giới. Đối với đồng bào dân tộc miền núi thì kết hôn sớm do nhu cầu về lao động là động cơ quan trọng. Kết quả điều tra “Một số đặc điểm về hôn nhân và gia đình của dân tộc H’Mông và Dao tại Lai Châu và Cao Bằng “ do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện năm 2004 cho thấy lý do này chiếm tới 54%, báo cáo chỉ ra rằng “nguyên nhân hàng đầu của hiện tưởng tảo hôn và trong các trường hợp kết hôn sớm tuổi cô dâu bao giờ cũng lớn tuổi của chú rể. Điều này phản ánh rõ đặc trưng về động cơ cần thêm lao động ở gia đình nhà trai và xuất phát từ thực tế đời sống còn nhiều khó khăn của bà con các dân tộc thiểu số”
Như vậy có thể thấy, việc kết hôn sớm có liên quan đến các yếu tố về bỏ học sớm, đi làm sớm, nhóm dân tộc ít người và những yếu tố này rơi vào nữ nhiều hơn.

3. Các gợi ý và khuyến nghị
-                     Việc kết hôn sớm sẽ làm mất đi cơ hội về học vấn, việc làm tốt, cơ hội cải thiện điều kiện sống và sức khỏe của người trẻ tuổi, vì vậy việc chống tảo hôn, kết hôn sớm là cần thiết. Đối tượng cần tập trung bảo vệ là phụ nữ nông thôn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, cả nam và nữ ở nông thôn vùng núi phía Bắc, đặc biệt là người dân tộc ít người, trình độ học vấn thấp
-                     Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách tuyên truyền vận động và áp dụng những biện pháp pháp lý hiệu quả hơn nhằm giảm bớt tình trạng tảo hôn và kết hôn sớm, ưu tiên những vùng có tỷ lệ tảo hôn cao.
-                     Vùng đồng bào các dân tộc ít người cần tiếp tục được đầu tư hơn nữa về giáo dục nhằm nâng cao dân trí, biến đổi nhận thức để đồng bào, đặc biệt là thế hệ trẻ có nhiều hơn sự lựa chọn trong vấn đề hôn nhân một cách đúng đắn, khắc phục những hạn chế về bởi yếu tố phong tục của dân tộc mình.
-                     Do đối tượng tảo hôn tập trung chủ yếu ở những vùng có kinh tế khó khăn và đồng bào dân tộc ít người sinh sống nên chính sách xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống cho những vùng này là rất cần thiết.

-                     Cần có các nghiên cứu phân tích sâu yếu tố dẫn đến tình trạng tảo hôn/kết hôn sớm, đưa ra các giải pháp để bảo vệ, phát triển trẻ em gái  ở các vùng nghèo và ở nhóm dân tộc ít người.

Bảng 1. Tỷ lệ kết hôn dưới 20 và dưới 18 của các tỉnh/ thành phố, Việt Nam, 2009

Tỉnh/thànhphố

Nam         15-19

Nữ           15-19

Nữ        15-17

Tỉnh/thànhphố

Nam         15-19

Nữ           15-19

Nữ        15-17
Hà Nội
0,65
4,83
1,20
Quảng Nam
1,33
4,37
1,74
Hà Giang
17,25
25,52
14,31
Quảng Ngãi
1,50
5,80
2,25
Cao Bằng
10,70
16,73
8,64
Bình Định
0,60
5,13
1,26
Bắc Kạn
5,49
13,08
5,86
Phú Yên
1,18
7,07
2,27
Tuyên Quang
3,28
14,08
5,07
Khánh Hoà
1,14
6,06
2,12
Lào Cai
11,37
23,16
11,83
Ninh Thuận
1,74
8,71
3,56
Điện Biên
14,40
27,60
17,53
Bình Thuận
1,30
7,88
2,57
Lai Châu
18,65
33,83
21,20
Kon Tum
4,69
15,75
7,85
Sơn La
14,03
29,08
17,14
Gia Lai
5,46
17,26
7,83
Yên Bái
5,16
16,11
6,15
Đắc Lắc
2,32
9,02
3,53
Hoà Bình
1,83
10,61
2,98
Đắc Nông
3,38
14,07
5,25
Thái Nguyên
0,85
8,53
2,47
Lâm Đồng
1,86
9,36
3,31
Lạng Sơn
3,47
9,58
3,08
Bình Phước
2,29
12,47
4,69
Quảng Ninh
1,17
7,29
1,55
Tây Ninh
2,63
12,92
5,23
Bắc Giang
0,97
8,49
1,72
Bình Dương
2,53
8,90
3,50
Phú Thọ
0,74
7,15
1,60
Đồng Nai
1,22
5,23
1,66
Vĩnh Phúc
0,69
9,11
2,00
Bà Rịa- Vũng Tàu
1,06
5,92
1,96
Bắc Ninh
0,71
7,57
1,25
TPHCM
1,38
5,29
1,96
Hải Dương
0,61
6,00
1,06
Long An
2,18
10,38
3,69
Hải Phòng
0,87
6,02
1,52
Tiền Giang
1,94
9,68
2,52
Hưng Yên
0,97
6,32
1,44
Bến Tre
1,38
8,70
2,40
Thái Bình
0,37
5,04
1,06
Trà Vinh
2,19
10,54
4,29
Hà Nam
0,75
5,40
0,95
Vĩnh Long
1,43
8,03
2,56
Nam Định
0,44
7,58
1,30
Đồng Tháp
2,41
11,04
3,77
Ninh Bình
0,33
4,96
0,76
An Giang
3,40
13,85
5,56
Thanh Hoá
1,15
5,61
1,62
Kiên Giang
2,46
11,12
4,36
Nghệ An
1,50
5,40
2,09
Cần Thơ
2,19
9,85
3,69
Hà Tĩnh
0,21
2,51
0,43
Hậu Giang
2,54
12,42
4,27
Quảng Bình
0,65
4,13
1,25
Sóc Trăng
2,37
10,09
3,76
Quảng Trị
1,37
5,46
1,80
Bạc Liêu
1,70
8,85
2,60
Thừa Thiên Huế
0,67
3,09
1,04
Cà Mau
2,83
11,46
4,03
Đà Nẵng
0,39
2,57
0,86
Cả Nước
2,19
8,51
3,12

 
Bảng 2. Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi, giới tính và sáu vùng địa lý ở Việt Nam, 2009


Trung du và MN Phía Bắc

ĐB Sông Hồng

Bắc Trung Bộ và DH Miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐB Sông Cửu Long

Chung

Nam
15-19
6,37
0,65
1,08
3,23
1,59
2,29
2,16
20-24
39,88
19,79
18,73
32,57
18,76
26,31
24,05
25-29
76,63
65,46
58,81
70,58
54,07
63,39
63,24
30-34
92,48
89,92
86,28
89,71
79,49
84,51
86,38
35-39
95,69
95,00
93,38
94,61
86,61
90,82
92,30
40-44
96,86
97,05
95,90
95,55
89,51
93,41
94,62
45-49
97,22
97,46
96,68
96,53
91,05
94,45
95,65
50-54
96,83
97,36
96,68
96,35
91,97
94,46
95,75
55-59
95,78
96,94
96,02
95,20
92,31
93,80
95,21
60-64
93,58
95,68
94,53
93,46
90,82
92,21
93,83
65-69
90,12
93,05
91,87
89,52
87,96
88,88
90,88
70-74
84,79
88,65
87,35
85,27
82,63
83,79
86,19
75+
70,87
72,48
72,62
74,35
71,64
69,49
71,74

Nữ
15-19
15,67
5,89
5,09
11,81
6,66
10,36
8,34
20-24
64,52
48,32
45,03
60,34
34,97
51,10
48,00
25-29
87,04
83,44
80,87
85,71
68,04
78,11
79,23
30-34
91,30
90,56
89,54
91,62
81,09
86,80
87,93
35-39
91,24
90,28
89,11
90,93
82,43
87,91
88,28
40-44
89,11
88,56
86,16
87,98
80,65
86,41
86,28
45-49
85,73
85,14
82,78
84,14
77,54
83,18
83,09
50-54
80,61
81,01
78,45
78,63
71,98
78,62
78,43
55-59
73,92
75,63
72,19
70,98
63,86
71,08
71,79
60-64
64,25
67,93
63,01
60,60
56,87
60,22
63,07
65-69
56,35
59,67
54,00
51,33
47,08
50,01
53,88
70-74
46,57
50,49
45,67
41,23
38,69
41,35
45,19
75+
25,88
26,78
25,68
23,20
22,83
24,34
25,44

 
Bảng 3. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM), 2000-2010

Năm

Nam

Nữ

Chênh lệch SMAM (Nam - Nữ)
2000
25,7
22,9
2,8
2001
25,7
22,8
2,9
2002
26
22,8
3,2
2003
26,2
23,1
3,1
2004
26,7
23,4
3,3
2005
26,8
23,5
3,3
2006
26,6
23,2
3,4
2007
26,6
23,3
3,3
2008
26,6
23,1
3,4
2009
26,2
22,8
3,4
2010
26,2
22,7
3,5
 

Bảng 4. Tỷ lệ dân số đang kết hôn theo nhóm tuổi, giới tính và khu vực TT/NT, 2009

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

Thành thị

Nông thôn
15-19
1,09
2,55
4,81
9,72
2,16
8,34
20-24
14,94
28,11
32,89
55,79
24,05
48
25-29
53,2
67,81
71,41
83,24
63,24
79,23
30-34
80,58
88,95
83,92
89,83
86,38
87,93
35-39
88,04
94,2
84,78
89,91
92,3
88,28
40-44
91,37
96
83,08
87,7
94,62
86,28
45-49
93,37
96,7
80,93
84,09
95,65
83,09
50-54
94,28
96,45
76,46
79,36
95,75
78,43
55-59
94,08
95,72
69,93
72,65
95,21
71,79
60-64
93,35
94,04
63,19
63,02
93,83
63,07
65-69
90,75
90,93
53,79
53,92
90,88
53,88
70-74
86,28
86,16
43,28
45,89
86,19
45,19
75+
73,3
71,19
24,02
25,9
71,74
25,44




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét