Tìm kiếm

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Bài 37: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THUỶ SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG




Câu 1: 
- Trước hết phải xử lí số liệu (đổi từ đv nghìn tấn -> đv %, lấy cả nước = 100%).
- Bài này có thể vẽ = 1 số loại biểu đồ như sau:
Biểu đồ cột chồng: Vẽ ba cột bằng nhau và bằng 100%, chia cột làm 3 phần, 2 phần cho hai đồng bằng, còn 1 phần cho các vùng khác (vẽ theo đv %).
Biểu đồ hình vuông: Ba hình vuông, mỗi hình vuông có cạnh = 10 (cả hình vuông có 100 ô vuông). Mỗi ô tương ứng với 1%.
Biểu đồ hình tròn: Vẽ ba vòng tròn lớn nhỏ khác nhau, trong đó vòng tròn 1 (cá biển khai thác) lớn nhất, vòng tròn 3 (tôm nuôi) nhỏ nhất

Câu 2:
a. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để sản xuất thuỷ sản?
- Điều kiện tự nhiên:
+ Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn.
+ Nguồn cá tôm dồi dào (nc ngọt, nc mặn, nước lợ).
+ Các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn.
- Nguồn lao động:
+ Lao động có kinh nghiệm , tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nhiều.
+ Thích ứng linh hoạt với nên kinh tế thị trường, năng động,nhạy cảm với tiến bộ mới trong sản xuất và kinh doanh.
+ Một số dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản,sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn :các nc trong khu vực, EU, Nhật Bản...

b. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
- Điều kiện tự nhiên: Diện tích nước rộng nhất ở bán đảo Cà Mau, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên đầu tư lớn, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới nghề nuôi tôm xuất khẩu.
- Lao động:
+ Lao động có kinh nghiệm , tay nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản nhiều.
+ Thích ứng linh hoạt với nên kinh tế thị trường, năng động,nhạy cảm với tiến bộ mới trong sản xuất và kinh doanh.
+ Một số dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.
- Thị trường nhập khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nghề nuôi tôm.

c. Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long? Nêu một số biện pháp khắc phục?
* Khó khăn: 
- Đầu tư cho đánh bắt xa bờ còn hạn chế.
- Vốn đầu tư ít.
- Nghề nuôi trồng chủ yếu ở hình thức nhỏ, cá thể.
- Thiên tai bất ổn, lũ lụt, hạn hán.
- Chất lượng sản phậm của ngành chế biến thuỷ sản.
- Thị trường nước ngoài chưa ổn định.
* Biện pháp:
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ từng, phát triển công nghiệp chế biến thủy sản.
- Tăng năng suất và chất lượng các sản phẩm thủy sản để đáp ứng đòi hỏi của các thị trường khác nhau.
- Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao.
- Chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của nước ta, tim cách xâm nhập thêm các thị trường nhằm chủ động về vấn đề thị trường.
- Trong sản xuất phải chú ý bảo vệ môi trường.

3 nhận xét: